Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc.
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng.
Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao.
1/ Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì ?
Tiêu chảy cấp ở trẻ là đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay đàm máu, kéo dài dưới 14 ngày.
Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau bữa bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.
Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong.
Đó là các dấu hiệu vật vả, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.
2/ Biểu hiện:
+ Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày, hoặc hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.
+ Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi tiêu một ngày.
+ Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..
Thông thường, ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên.
3/ Nguyên nhân :
Tác nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ em là siêu vi (virus), một số ít trường hợp là vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy để phòng tránh:
* Tuổi hay gặp: Trẻ từ 6-11 tháng tuổi (bắt đầu tập ăn dặm)
* Bé bị suy dinh dưỡng
* Suy giảm miễn dịch
* Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus hay hoành hành vào mùa khô lạnh
* Tập quán không tốt: Bú chai, ăn dặm không đúng cách, nước ô nhiễm, không rửa tay khi dọn phân, khi chế biến thức ăn, xử lý phân không hợp vệ sinh
4/ Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp
* Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật.
* Cho trẻ uống dung dịch ORS – “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ.
Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín
* Cho trẻ uống viên kẽm theo toa bác sĩ
* Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa. Trẻ không có dấu hiệu mất nước tức là không có các dấu hiệu trên trẻ vẫn chơi, ăn, bú khá, có thể xử trí tại nhà. Không cần dùng kháng sinh, thuốc cầm ỉa.
5/ Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện: Khi trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:
* Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt
* Có máu trong phân
* Tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ
* Nôn ói nhiều, đau bụng
* Trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì
6/ Cách phòng ngừa :
* Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.
* Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân.
* Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn chín
7/ Những lưu ý dành cho bố mẹ:
Không nên sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì việc cho trẻ uống điện giải có thể làm trẻ giảm uống sữa mẹ/sữa công thức và làm trẻ mệt mỏi hơn.
Đối với những trẻ lớn hơn, chúng ta có thể sử dụng dung dịch điện giải thoải mái hơn. Không nên cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất vì sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường.
Nếu bạn vẫn muốn cho trẻ uống pha loãng phần nước chín với một phần nước trái cây. Các loại nước ngọt, cũng như các loại nước “điện giải” được bán ngoài thị trường, cũng là một lựa chọn xấu, vì sẽ làm trẻ bị khó chịu đường ruột hơn và bị tiêu ngoài nhiều hơn, trong giai đoạn bệnh.
Ngoài ra cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và các vấn đề liên quan có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được chuyên gia tư vấn.